Giống như người mắc căn bệnh hiểm nghèo chờ chết, tôi đếm từng ngày...
...
Author: Another_side /Ấu thơ trong tôi là ...
Author: Another_side /
Vừa đọc một bài trên Vietnamnet với tựa đề " Đã mất rồi những cái cây có ma" của tác giả Nguyễn Quang Thiều, chợt thấy gai gai sống lưng, và nhớ về cái thời thơ ấu êm đềm của mình. Có gì nhỉ ?
Thời thơ ấu của mình gắn liền với cái số nhà 220 Nguyến Lương Bằng, với cái khu nhà máy Trường Sơn, với " Cổng nhà thờ" , với cái khu kiốt cháy, với gò Đống Đa.
Ấu thơ trong mình là gì nhỉ ? Là ngôi nhà cũ, hai tầng, tầng một là nhà bác Hùng, tầng hai nhà mình, ngày xưa, hồi mình còn bé tí, hồi mà nhà chưa sửa, chỉ có một khoảng nhỏ là phòng khách, kiêm phong ngủ rộng chừng 40 m, sàn lát bằng thứ mà đến bây giờ mình cũng không biết nó là cái gì, nó giống như một loại xi măng nhưng được mài nhẵn thín, tuy không được xịn như nhà khác có sàn gạch bông, nhưng vẫn thưưong là nơi tụ tập của lũ trẻ trong phố, đến để xem video và chơi Lego :D Vẫn chính trên cái sàn ấy, mình ngồi ăn mực rồi lăn lộn lên vì đau răng -_- Và trên cái sàn ấy, mình lấy chiếu quấn thành cái lều, rồi chui vào đấy bật đèn đọc truyện và ngủ lúc nào không biết.
Căn nhà nhỏ ấy có cái cửa ra vào bằng gỗ con chả có nổi ổ khóa, mỗi tối đi ngủ , mình phải khệ nệ ôm một cái thanh... ah không một cái chày hay cối rất dài , làm bằng sắt để đè chặn cửa. Xong rồi nhà còn có một cái cửa sổ, có những cái nan bằng sắt sơn xanh, đã hoen rỉ hết, một bộ tủ li chứa đầy những tranh ảnh mà bố mẹ mang về từ Tiệp và cả bộ bàn ghế làm bằng mây, cái tivi đen trắng nhưng vẫn cuốn hút mình mỗi khi có Những bông hoa nhỏ. Mà có 1 thứ mà mình rất ấn tượng trong nhà,đặc biệt mỗi khi xem chương trình này đấy là cái ấm đun nước rất đẹp, màu trắng, viền có những bông hoa nhiều màu xin xắn, đối với 1 đứa trẻ như mình, cái ấm đấy thật kì lạ, nó như mang mình đến một thế giới khác, xa lắm, có lễ tận bện Tây mỗi lần nó réo ấm ĩ.
Cái chỗ bây giờ là bếp với nhà tắm là một cái sân, không rộng nhưng cũng đủ để lũ trẻ con như mình nô đùa chạy nhảy, bắn pháo hoa ( mình bắn pháo hoa cháy cả quần áo đang phơi nhà bác Hùng). Cái sân đấy có dãy lan can xinh xắn, nơi mà thằng Bễ bị ngã, may mà nó khỏe, bám được vào lan can nên không chết toi rồi, chỉ bị dập cằm, hồi đấy mình cứ xuýt xoa sao nó khỏe thế. Cái lan can ấy đầy rêu và tổ kiến lửa, nó mang lại cho tuổi thơ mình một nguồn vui bất tận... giết kiến, ôi chà, cảm giác cầm cái bình xịt côn trùng, hay súng phun nước, thậm chí thủ công hơn là dùng nước bọt chà đạp lên lũ kiến đáng ghét thật là thích ( mình thật khốn nạn )
Còn cái chỗ bây giờ là phòng của ông (ông mất rồi ) thì là mái của căn bếp nhà bác Hùng, cái mái lụp xụp lợp ngói thủng lỗ chỗ, mỗi khi nhà bác nấu cơm là khói cùng mùi thơm tỏa ra qua những lỗ hổng ấy.
Hồi đấy, nhà mình không có công trình phụ , toàn phải xuống dưới nhà, đi qua cái cầu thang rong rêu phủ đầy ( nhiều lần khiến mình ngã lăn quay) , chân cầu thang lại có một cái cống, anh em mình toàn ra đấy câu lươn. Cái nhà vệ sinh thì ôi, mình luôn có cảm giác ghê rợn khi đứng cạnh nó, nên có một thời kì dài, mình chỉ dám ngồi bô Mình bị ám ảnh bởi một bức vẽ trên một cái ảnh về Astroboy, có rất nhiều con quái vật kinh tởm trong đấy, mà mình đồ rằng một trong số chúng sẽ nhảy bổ vào mình nếu mình chui vào cái nhà vệ sinh đấy hành sự -_-. Đấy, ấu thơ trong mình là căn nhà đấy, giản dị, tồi tàn, nhưng mình luôn thấy nó rất mơ mộng, mỗi lần nhớ về nó, mình có cảm giác huyền hoặc sao ấy, như ngôi nhà trong những câu chuiyện mình hay đọc vậy.
Ấu thơ trong tôi là gì nhỉ ? Là những hôm nô đùa cùng lũ trẻ con trong phố, chơi nấu cơm ... ăn được hẳn hoi, hồi đấy, cứ mỗi tối, lũ trẻ lại mót gạo, thức ăn trong nhà, mang ra cho vào cái ống lon rồi hì hục nhóm lửa nấu cơm, cho dù khê bét nhè vẫn ăn ngon lành trong khi chỉ vài tiếng trước bố mẹ chúng vẫn rong bát cơm chạy dọc phố cho chúng ăn .
Ấu thơ trong tôi là gì ? Là những hôm dãi nắng, đi bắt cá cờ trong cái khu nhà máy Trương Sơn bỏ hoang ... bỏ hoang hay không thì mình không rõ, nhưng với con mắt ngây dại hồi đấy, cái khu nào ôi chao mà hoang sơ quá, kênh rạch chằng chịt, cỏ dại um tùm chen lấn trên đống nhà xưởng hoen rỉ, mình chả dám đến đây chơi một mình, mỗi lần đi bắt cá, phải có mấy ông anh đi cùng. Nghe đâu ngày xưa ông nội mình làm việc trong cái khu này.
Ấu thơ trong tôi là gì ? Là khu Cổng nhà thờ, nơi mà mẹ vẫn bê bát cơm chạy theo tôi, cố gắng hoàn thành cái chỉ tiêu 1 tiếng một bát cơm lưng chừng. Chả hiểu sao, với tôi, cái nhà thờ Thái Hà, nó lại quấn hút đến thế, tôi ngưỡng mộ nó, nhưng ngưỡng mộ một cách sợ sệt, tôi sợ cái không khí bên trong khu thờ tự đấy, nhưng lại vẫn thích vào, chỉ để ngăm những bức tranh Jesus bị hành hình, hay nhìn ngó cái phòng xưng tội mà hồi đó đối với tôi là cả một thế giới kì bí của những cha đạo mặc áo choàng đen, nghịch nước thánh cũng là một trong những thú vui của tôi nơi linh thiêng này, để rồi về lại bị ám ảnh bởi cái bệ thờ có hình con nai nơi trong cơn mộng mị, những bộ hài cốt nhảy múa nhe nhởn cười.
Ấu thơ trong tôi là gì ? Là cái hồ của bệnh viện Đống đa, nơi luôn được phủ kín bởi những tin đồn, những sự kiện bí hiểm. Nhưng ít nhất có một sự thật, là cả gần chục người đã chết đuối nơi đây, có người bảo hồ này sâu và có bùn lún, người bảo là hồ có những chỗ thụt, riêng tôi vẫn giữ một niềm tin về một loại ma lam chuyên rút chân những ngừời xấu số . Ấy vậy mà cái sân bệnh viện, những hành lang lạnh lẽo ẩm mốc và nồng mùi thuốc khử trùng, tôi cùng lũ bạn vẫn nô đùa, đá cầu, trốn tìm. Có sao đối với những đứa trẻ mau quên, niềm vui là trên hết kể các bên cạnh chúng là 1 đống điều kì bí.
Ấu thơ trong tôi là gì ? Là một lần cùng đám trẻ lang thang khu bãi cát ( giờ nó thành khu Hoàng Cầu ) , rồi tiếng gọi lanh lảnh Vũ ơi , một thiên thần đứng trên tầng 2 vẫy tôi rối rít, sao chân tôi lại ngượng ngùng chạy đi trong khi vẫn muốn gửi lại một nụ cười ... đẻ giờ thiên thần... bạn ở nơi đâu ?
Ấu thơ trong tôi là đấy , là ngôi nhà, là con phố, là Cổng nhà thờ, là gò Đống Đa, là trạm xăng Nam Đồng, là khu hồ B1, là bãi cát, là Trường Sơn, là đám trẻ, là thiên thần ... là tất cả những kí ức tuổi thơ êm đềm mà bấy lâu, đi lạc đâu đó trong guồng quay cuộc đời, may quá, hôm nay nó đã về ...